Bệnh gút là một dạng viêm khớp gây ra hiện tượng sưng đỏ, gây đau ở các khớp. Hiện nay gút đang trở thành một loại bệnh khá phổ biến, đặc biệt là ở nam giới. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh gút sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các dấu hiệu bị gút, cũng như nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh này.
Tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh gút?
Có thể bạn chưa biết, cơ thể con người tạo ra một chất gọi là axit uric trong quá trình phân hủy các chất hóa học có tên gọi là purin – một chất chứa trong một số loại thực phẩm và đồ uống, như: thịt có màu đỏ và thịt nội tạng (chẳng hạn như tim, gan). Hải sản giàu purin có thể kể đến như: cá mòi, cá cơm, cá hồi và cá ngừ… Sản phẩm phụ này theo lẽ thường sẽ đi qua thận và thoát ra khỏi cơ thể.
Tuy nhiên, đôi khi cơ thể chúng ta sẽ tạo ra quá nhiều axit uric. Hoặc thận không thể xử lý tốt công việc của nó. Khi cơ thể có nồng độ axit uric cao, các tinh thể axit uric sẽ tập trung ở các khớp. Các tinh thể này có hình dạng nhỏ, nhọn và sắc như kim, từ đó gây ra bệnh gút.
Dấu hiệu bị gút mà bạn cần để ý
Gút thường đến theo đợt, một đợt bệnh gút được gọi là cơn gút. Các cơn gút rất đau và có thể xảy ra khá đột ngột, thường là qua đêm.
Trong cơn gút, các triệu chứng ở (các) khớp bị ảnh hưởng xảy ra bao gồm:
- Đau nhức nhối.
- Đỏ.
- Độ cứng.
- Sưng tấy.
- Cảm giác đau đớn ngay cả khi đụng chạm nhẹ, chẳng hạn như từ ga trải giường.
- Cảm thấy hơi ấm hoặc cảm giác như khớp đang “bốc cháy”.
Một cơn gút thường kéo dài trong bao lâu?
Một cuộc tấn công bệnh gút có thể kéo dài một hoặc hai tuần. Giữa các cơn gút, bạn có thể giống như người bình thường không có triệu chứng gì.
Các cơn gút thường xảy ra như thế nào?
Một số người bị bệnh gút thường xuyên, trong khi những người khác có thể kéo dài nhiều năm giữa các đợt. Nếu bệnh gút không được điều trị, các cuộc tấn công có thể trở nên thường xuyên hơn và kéo dài hơn. Các cơn gút có thể xảy ra lặp đi lặp lại ở cùng một khớp hoặc ảnh hưởng đến các khớp khác nhau.
Bệnh gút có thể ngăn ngừa được không và bằng cách nào?
Tất nhiên rồi, bạn hoàn toàn có thể thực hiện một số thay đổi trong lối sống hàng ngày để giúp bạn ngăn ngừa bệnh gút:
- Uống nhiều nước, việc này sẽ giúp thận hoạt động tốt hơn và tránh tình trạng mất nước.
- Tập thể dục thường xuyên. Thừa cân / béo phì làm tăng axit uric trong cơ thể và gây căng thẳng hơn cho các khớp của bạn.
- Cố gắng hết sức để hạn chế chất purin chưa trong cơ thể, vì những hóa chất này có thể gây ra sự tích tụ axit uric.
- Cần hạn chế những loại thực phẩm và đồ uống có chứa nhiều purin ví dụ như: bia rượu, động vật có vỏ, thịt có màu đỏ và nội tạng (gan), nước thịt, đồ uống là thực phẩm chứa nhiều fructose (đường trái cây), protein có nguồn gốc từ động vật. Lưu ý rằng tất cả chất đạm từ thịt động vật đều có thể dẫn đến tăng axit uric.
Bên cạnh đó cũng có một số loại thuốc có thể dẫn đến tăng nồng độ axit uric. Những loại thuốc này có thể kể đến như: thuốc lợi tiểu, còn được gọi là “thuốc nước”, thuốc ức chế miễn dịch, hoặc thuốc được sử dụng để làm chậm hệ thống miễn dịch (ví dụ, phổ biến trong cấy ghép nội tạng).
Bệnh gút không được điều trị sẽ dẫn đến những hậu quả gì?
Bệnh gút nếu không được điều trị thì về lâu dài có thể dẫn đến tổn thương khớp vĩnh viễn. Sự tích tụ của axit uric trong khớp và mô mềm được gọi là tophus. Một số người bị bệnh gút cũng có thể phát triển các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như viêm khớp nặng, sỏi thận và cả bệnh tim. Điều quan trọng là bạn phải chủ động xin lời khuyên y tế về các triệu chứng của bạn với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hoặc đến ngay bệnh viện để kiểm tra.
Hi vọng rằng những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên đã phần nào giúp bạn nhận biết được Dấu hiệu bị gút là như thế nào.